Đặt cọc là một trong những yêu cầu không thể thiếu trong giao dịch mua bán đất. Điều này có thể giúp cho cả hai bên giữ đúng cam kết, hạn chế tình trạng phá vỡ thỏa thuận. Tuy nhiên, trong quá trình đặt cọc mua đất, người mua cần chú ý để tránh rơi vào các thủ đoạn lừa đảo khiến mất tiền mà đất không được nhận. Hãy cùng BdsTop tham khảo bải viết sau đây "Cảnh Báo 4 Thủ Đoạn Lừa Đảo Thường Gặp".
1. Những Rủi Ro Mà Người Mua Có Thể Mắc Phải Khi Đặt Cọc Mua Đất
Cảnh Báo 4 Thủ Đoạn Lừa Đảo, hiện nay, giao dịch đất đai đang là một trong những lĩnh vực nhận được sự quan tâm của nhiều người. Tuy nhiên, trên thực tế, có không ít trường hợp người mua đất đã mắc phải “bẫy” đặt cọc. Điển hình như:
Cảnh Báo 4 Thủ Đoạn Lừa Đảo: Đặt cọc nhưng không nhận được đất
Đây là tình trạng không ít người gặp phải. Theo đó, thông thường, sau khi đã đạt được thỏa thuận mua bán đất, người mua sẽ tiến hành đặt cọc mua đất với một khoản tiền nhất định cho người bán. Sau một khoảng thời gian, hai bên tiến hành ký hợp đồng mua bán và giao tiền.
Tuy nhiên, tới thời hạn ký hợp đồng như đã giao hẹn từ trước, người bán đột nhiên biến mất, không thể liên lạc hay gặp được hoặc có thể liên lạc nhưng lại đưa ra rất nhiều lý do để không ký hợp đồng, không giao đất,...
Trong trường hợp người bán không thể liên lạc được, nhiều khả năng số tiền đặt cọc mua đất bị mất và khó có thể khắc phục. Với trường hợp vẫn tìm được người bán nhưng cố tình không thực hiện thỏa thuận, người mua có thể thực hiện khởi kiện song điều này vừa tốn kém về kinh tế, vừa mất thời gian mà hiệu quả chưa chắc đã đạt được.
Nguyên nhân của tình trạng này là trước khi đặt cọc, người mua không tìm hiểu kỹ thông tin về mảnh đất còn người bán đã chủ ý lừa đảo, đưa ra giấy tờ giả mạo khiến cho người mua bị lừa.
Cũng có thể giữa hai bên có quan hệ quen biết nên không cần tìm hiểu kỹ, không sử dụng các loại giấy tờ có công chứng mà chỉ thỏa thuận miệng với nhau. Lúc này, kể cả có liên lạc và gặp được người bán cũng rất khó giải quyết và nhiều khả năng sẽ mất tiền.
Lừa bán đất của người khác nhằm mục đích lấy tiền cọc
Cảnh Báo 4 Thủ Đoạn Lừa Đảo, trường hợp này xảy ra khi người mua không gặp được chính chủ đất mà chỉ gặp được trung gian. Để khiến người mua tin tưởng, họ có thể đưa ra những lý do, chẳng hạn như: đây là mảnh đất của mình hoặc mình đã mua song do khách quan nên việc sang tên chưa được thực hiện kịp thời hay nhờ người khác đứng tên vì một số lý do khác.
Chính vì vậy, một số người mua nhẹ dạ, cả tin nên đã đưa tiền đặt cọc. Sau khi sự việc vỡ lở, tìm hiểu ra mới biết rằng đúng là mảnh đất đấy có thật song người bán chỉ là trung gian hoặc là người được nhờ môi giới.
Cảnh Báo 4 Thủ Đoạn Lừa Đảo: Một thửa đất nhưng được lừa bán cho nhiều người
Theo đó, thửa đất này là có thực, được các đối tượng rao bán với giá thấp hoặc kèm theo nhiều ưu đãi khác. Cùng với các giấy tờ xác thực đi kèm như sổ đỏ, sơ đồ quy hoạch,... chúng sẽ dễ dàng chiếm được lòng tin của người mua.
Khi gặp người mua và đạt được thỏa thuận, chúng sẽ yêu cầu đặt cọc và thực hiện xác nhận hoặc cam kết bằng giấy viết tay. Sau đó, chúng sẽ tiếp tục đi lừa những người khác để lấy tiền cọc rồi ôm tiền bỏ trốn.
Mua bán qua việc đặt cọc chồng cọc
Điều này thường xảy ra tại các thời điểm hoặc khu vực mà giá đất đang tăng cao, được gọi với tên là “lướt đất”.
Theo đó, người mua đầu tiên sẽ đặt cọc cho người bán, sau đó bán lại mảnh đất này theo hình thức nhận cọc cho người khác với mức giá cao hơn.
Người thứ hai này bán cho người thứ ba và cũng nhận cọc, cứ thế, mảnh đất này có thể bán cho người thứ tư, thứ năm,... Quá trình này sẽ chỉ dừng lại khi giá đất chững hoặc sụt giảm.
Với kiểu mua bán này, chỉ cần một người phá vỡ thỏa thuận là toàn bộ các hợp đồng cọc sau theo đó cũng bị hủy. Trường hợp người chủ sở hữu không muốn bán nữa và chấp nhận việc đền bù tiền cọc cho người mua thứ nhất thì chính bản thân người ấy những người sau cũng phải đền cọc tương tự như vậy.
Điều này khiến cho việc lừa đảo nếu xảy ra trong trường hợp này sẽ tạo thành dây chuyền với số lượng người bị lừa lớn.
Nguồn bài viết: Sưu tầm