Chiều cao nhà gác lửng cao bao nhiêu là hợp lý? Đây là câu hỏi của rất nhiều gia chủ khi xây dựng nhà ở. Nhà gác lửng ngày càng được ưa chuộng vì diện tích ở ngày càng bị thu hẹp nhưng người ngày càng đông. Bài viết hôm nay BdsTop sẽ là một số thông tin chi tiết liên quan đến gác lửng.
1. Nhà Gác lửng là gì?
Tầng lửng hay còn gọi là gác lửng, gác xếp là tầng trung gian thiết kế kiến trúc nhà. Gác lửng không được tính là 1 tầng mà nằm vị trí ở giữa 2 tầng, chiều cao thường từ 2.2m- 2.5m. Tầng lửng được bố trí nằm phía trên tầng trệt cùng với trần thấp.
Tầng lửng được thiết kế tại rất nhiều ngôi nhà mái bằng ở nước ta từ xưa, tuy nhiên theo thời gian thì nó càng được cải tạo trở nên đẹp hơn, tốt hơn.
2. Công dụng nhà gác lửng trong thiết kế nhà
Nhà gác lửng đối với những căn nhà có diện tích lớn, việc thiết kế gác lửng sẽ giúp lấp đầy không gian trống đồng thời tăng tính thẩm mỹ cho không gian nhà ở.
Những căn nhà gác lửng có diện tích nhỏ, việc xây thêm gác lửng sẽ giúp căn nhà tối ưu được chức năng sử dụng của căn nhà. Gia chủ có thể tận dụng phần diện tích này làm không gian sinh hoạt chung, phòng làm việc, phòng tập, đọc sách, phòng thờ…
Những ngôi nhà ít tầng cũng như chiều cao hạn chế, gác lửng có thể được sử dụng làm phòng chức năng khác nhau.
Nhiều căn nhà gác lửng được sử dụng làm mặt bằng kinh doanh, trưng bày hàng hoá, làm chỗ để xe hoặc nhà kho chứa đồ.
Gác lửng tạo cảm giác chiều cao của trần nhà được tăng lên, giúp lấp đầy khoảng trống không gian sàn.
3. Chiều cao nhà gác lửng bao nhiêu?
Thiết kế tầng lửng cho một ngôi nhà phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như sở thích, quan điểm thẩm mỹ cũng như mục đích sử dụng của gia chủ. Bạn muốn xây dựng một căn nhà gác lửng phù hợp thì cần nắm rõ quy định về Chiều cao nhà gác lửng. Mà quy chuẩn của Chiều cao nhà gác lửng dựa vào các trường hợp như sau:
Gọi L là đường lộ giới phía trước nhà.
Gọi H là độ cao quy định tính từ mặt vỉa hè đến sàn tầng một.
- Trường hợp 1: L < 3,5m và H = 3,8m
Trong trường hợp này, bạn chỉ có thể làm tầng lửng cao dưới 1,5m, rất thấp và gây khó khăn cho việc đi lại. Không gian tầng lửng lúc này nên sử dụng làm nơi chứa đồ vì nó không thể sử dụng để ở cũng như sinh hoạt hàng ngày.
- Trường hợp 2: 3,5m và H = 3,8m
Trong trường hợp này, bạn có thể xây tầng lửng với chiều cao từ 1m8- 2m. Đây là chiều cao tầng lửng hợp lý và không gây ảnh hưởng tới tầng trệt. Khi đó, tầng trệt vẫn có chiều cao khá thoải mái từ 3.2m- 3.5m.
- Trường hợp 3: L > 20m, H = 7m
Trong trường hợp này, bạn hoàn toàn có thể xây dựng tầng lửng với chiều cao từ 2,8- 3m tương đương với kích thước chiều cao của một tầng lầu khác. Không gian tầng trệt lúc này vẫn đảm bảo độ cao bình thường từ 4- 4,2m.
Việc nắm rõ các quy định về tầng lửng cũng như quy chuẩn về chiều cao tầng lửng giúp bạn tính toán trước được kích thước xây dựng hợp lý, tránh được các rắc rồi có thể xảy ra.
Nguồn bài viết: Sưu tầm